Da nhiễm corticoid: dấu hiệu, cơ chế và cách điều trị

Da nhiễm corticoid là tình trạng thường gặp ở những người lạm dụng chất corticoid trong làm đẹp hoặc chữa các bệnh ngoài da. Mặc dù có tác dụng kháng viêm nhưng việc sử dụng quá nhiều corticoid có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương, thận và phá hủy tế bào da… Làm thế nào để nhận biết da đang nhiễm độc corticoid và điều trị, chăm sóc thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
1.Da bị nhiễm corticoid là gì?
Da nhiễm corticoid: Là tình trạng viêm da do lạm dụng, phụ thuộc corticoid đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây và gây ra rất nhiều tác dụng phụ nặng nề đáng báo động. Nguyên nhân thường do sử dụng không hợp lý nhóm thuốc corticoid bôi hoặc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc có chứa corticoid đang tràn lan trên thị trường. Viêm da do corticoid là tình trạng tổn thương đỏ da, bong tróc, nổi mụn, teo da, nhiễm trùng… gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Corticoid hay glucocorticoid bản chất là 1 hormone do tuyến vỏ thượng thận của cơ thể tiết ra, sau đó đã được tổng hợp thành các thuốc sử dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch…và mang lại hiệu quả rất lớn nhưng đồng thời cũng có những tác dụng không mong muốn. Thuốc có 2 đường dùng: đường toàn thân (uống, tiêm), tác dụng tại chỗ (bôi, xịt). Trong đó, thuốc corticoid bôi được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý Da liễu nhưng vì thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng nên lạm dụng corticoid là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, khi dùng thuốc corticoid bôi bác sĩ cần hiểu rõ bản chất, lựa chọn loại thuốc phù hợp, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện liệu trình điều trị và theo dõi kiểm soát được tác dụng không mong muốn để đạt hiệu quả điều trị cao và an toàn. Vì vậy, nếu người bệnh tự dùng thuốc bôi corticoid hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc gia truyền, rượu thuốc… có trộn corticoid và không có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ Da liễu rất dễ gây tình trạng viêm da do corticoid.
Đồng thời, tình trạng mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng đang tràn lan trên thị trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và những hậu quả khôn lường về da với những lời quảng cáo, hứa hẹn hấp dẫn như: rất rẻ, rất nhanh, rất đẹp, rất dễ dàng….
Corticoid là thuốc không được dùng trong mỹ phẩm làm đẹp nhưng những người sản xuất mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn cố tình trộn corticoid và các hoạt chất khác trong mỹ phẩm để đạt hiệu quả làm đẹp nhanh, giá rẻ, siêu lợi nhuận. Hoặc ở những cơ sở làm đẹp, do thiếu kiến thức chuyên môn nên đã vô tình hay cố ý sử dụng những sản phẩm có corticoid, thậm chí pha trộn corticoid vào trong sản phẩm để làm cho khách nhằm đạt hiệu quả cao và nhanh, bất chấp tác hại về sau.
2.Nhận biết dấu hiệu da nhiễm corticoid
Da nhiễm Corticoid không chỉ khiến da bị tổn thương mà về lâu dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn nhất định cần phải biết những biểu hiện của da nhiễm corticoid để sớm có hướng điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Một số dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid được phân chia thành các cấp độ như sau:
Cấp độ 1:Da khô bong tróc: Cấp độ 1 là cấp độ tổn thương nhẹ nhất, bởi người sử dụng chỉ dùng trong thời gian ngắn với nồng độ thấp. Một số biểu hiện trong cấp độ này có thể là trên bề mặt da có độ sần nhẹ, râm rang ngứa trên vùng da thoa.
Cấp độ 2:Viêm da cấp tính: Ở giai đoạn 2, da đã chính thức bắt đầu bị nhiễm độc và xuất hiện các hiện tượng hoại tử. Một số dấu hiệu nhận biết như sau: Da nổi những bong bóng nước như khi bị bỏng và vùng tổn thương lan rộng khắp toàn mặt. Khi những bong bóng nước này vỡ sẽ tạo cảm giác đau nhức, đồng thời xuất hiện tượng mưng mủ nhiễm trùng. Do đó, nếu người bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời thì lớp da sẽ bị tổn thương kèm theo tình trạng sần đỏ kéo dài, và da thâm sạm sau khi các bóng nước khô màu.
Cấp độ 3:Giãn mạch máu: Nếu người sử dụng dùng kem trộn có chứa corticoid trong thời gian dài (khoảng 1 năm) thì các tổn thương đã tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Lúc này người bệnh sẽ thấy da luôn đỏ rực, đồng thời luôn thấy nóng ran, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Mặt khác, da sẽ luôn ở trong tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước trong da, kèm theo cảm giác châm chích như kiến bò bên trong.
Cấp độ 4:Viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn ồ ạt: Khi da bị nhiễm corticoid ở cấp độ nặng này sẽ thấy các biểu hiện như da bóng nhày, kèm mụn sưng to và người bệnh luôn thấy da nóng đỏ và rát, thậm chí sẽ có cảm giác như bị châm chích.
Cấp độ 5:Viêm da kích thích: Đây là giai đoạn da bị nhiễm corticoid có độc cao nhất. Biểu hiện là bệnh nhân luôn cảm thấy làn da luôn đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát, đau nhức kể cả không chạm vào. Đồng thời người bệnh cũng có thể thấy tình trạng da khô dần, bong tróc, đóng vảy thành mảng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo dịch vàng, cùng các dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.
3.Các biện pháp điều trị da bị nhiễm corticoid
Người bệnh cần phải ngừng sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất này ngay. Đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc và thải độc cho làn da.
Cách ngừng sử dụng sản phẩm chứa Corticoid an toàn.
Khi làn da đang quen với Corticoid, việc dừng đột ngột có thể khiến da gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang ở trong quá trình sử dụng thuốc và phát hiện da đã bị nhiễm độc, hãy ngừng thuốc một cách từ từ. Trước hết là giảm tần suất sử dụng trong một ngày, một tuần rồi dừng hẳn để da thích nghi.
Chẳng hạn: Bạn thường xuyên sử dụng kem dưỡng trắng da chứa Corticoid 2 lần/ngày thì sẽ giảm tần suất còn 1 lần/ngày, 1 lần/tuần rồi ngừng hẳn.
4.Các biện pháp chăm sóc da tại nhà.
Trong quá trình “cai nghiện” Corticoid cho làn da, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc và thải độc cho da. Đối với những trường hợp da bị nhiễm Corticoid nhẹ, chỉ bị bong tróc hoặc mẩn ngứa, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp như:
Rửa mặt với các sản phẩm nhẹ dịu:
Mỗi ngày người bệnh cần dùng các loại sữa rửa mặt nhẹ dịu để làm sạch da, tránh tình trạng da bị nhiễm khuẩn nặng hơn. Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để rửa mặt. Hoặc sử dụng các loại sữa rửa mặt không tạo bọt, không hương liệu và được các bác sĩ da liễu khuyên dùng như Cetaphil.
Sử dụng kem dưỡng ẩm da:Da bị nhiễm độc Corticoid thường bị bong tróc và thiếu nước. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều vitamin E hoặc Hyaluronic Axit. Tuyệt đối không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa Paraben, hương liệu.
Ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm đặc trị da: Corticoid trong thuốc bôi là nhóm thuốc ứng dụng trong điều trị bệnh Da liễu rất nhiều và có hiệu quả nhưng đồng thời cũng có những tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bôi corticoid để tự điều trị bệnh khi chưa được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và kê đơn. Phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ như liều lượng, thời gian bôi, vị trí bôi…để hiệu quả điều trị cao và kiểm soát tốt nhất tác dụng không muốn khác.
Bộ dịch chiết tê bào gốc sinh học Nano EGF từ thương hiệu SKINDERM JAPAN sẽ là giải pháp hiệu quả, an toàn giúp đào thải corticoid ở cấp độ 1 và 2 đưa làn da của bạn trở về tình trang không kích ứng, mẩn đỏ.